TIN TỨC
TIN TỨC
TIN TỨC
Previous
Next

KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Khi đã lắp đặt thang máy xong hoàn chỉnh và chạy thử thì sẽ đến bước tiến hành kiểm định thang máy một cách cụ thể để đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn, trơn tru và chính xác của thang.

Vậy kiểm định thang máy là gì ? Đây là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gọi tắt là kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.

Theo thông tư 32 /2011/ TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thang máy được đưa vào danh sách ” DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG” do đó cần phải tiến hành kiểm định.

Ngoài ra chủ nhà cũng muốn thang máy cần phải được kiểm định định kỳ, kiểm định kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng xem có đúng các tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra hay không ?

Vậy quy trình kiểm định cho thang máy gia đình gồm những công việc gì ? có những bước nào ? Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị chi tiết từng bước quy trình này.

  1. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH THANG MÁY :

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;

– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định.

  • TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

2.1. Thang chở hàng dẫn động điện.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

– Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy.  sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu). các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).

Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải:

Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy. các thiết bị lắp đặt trong buồng , vị trí lắp đặt các bảng, tủ điều khiển trong buồng máy, khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy

– Kiểm tra kỹ thuật cáp treo cabin- đối trọng, điện trở cách điện mạch động lực căn cứ theo cấp điện áp

– Kiểm tra việc lắp đặt cụm máy đồng bộ lên bệ (giá) máy phải chắc chắn và trong tình trạng hoạt động tốt.

– Kiểm tra phanh cơ điện: tình trạng kỹ thuật của bánh phanh, má phanh, lò xo phanh

– Kiểm tra các puly.tang dẫn cáp, hướng cáp và cố định đầu cáp/xích

– Kiểm tra việc bố trí các công tắc điện trong buồng

. Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.

2.2. Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan

2.3. Kiểm tra giếng thang.

– Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị khác trong giếng thang, Kiểm tra việc bao che giếng thang

– Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng.

– Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung

– Kiểm tra khoảng hành trình có dẫn hướng của cabin đi lên từ tầng dừng cao nhất tới khi cabin va vào trần của giếng thang ít nhất phải là 0,2 m.

– Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10 mm. khóa cửa tầng, dẫn hướng cửa, tín hiệu “có cabin đỗ”, chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo tại ngưỡng cửa tầng phải có độ sáng ít nhất là 50 lux.

3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:

– Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số dòng điện động cơ thang máy, Đo vận tốc cabin

–  Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức: Thử phanh điện từ: đánh giá ,so sánh với hồ sơ nhà chế tạo.

4. Thử phanh hãm bảo hiểm

5. Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải:

Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy: phần lắp đặt và các bộ phận máy , máy dẫn động và các thiết bị thuỷ lực, việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động, việc lắp đặt hệ thống ống dẫn, các bảng điện, đường điện, đầu đấu dây

–  Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin, đỉnh cabin và các thiết bị liên quan. các cửa tầng, đáy hố thang.

5.1. Thử không tải:

5.1.1. Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức.

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức, yêu cầu kiểm tra các thông số sau đây (tải trọng định mức của thang máy chở hàng không vượt quá 300 kg).

– Đo dòng điện bơm thủy lực: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy.

– Đo vận tốc cabin

– Thử van một chiều

– Thử van giảm áp:

5.1.2. Thử tải ở chế độ 125% tải định mức.

– Cho cabin chuyển động từ tầng trên cùng xuống, ngắt nguồn điện cung cấp: đánh giá là đạt yêu cầu khi:cabin không trôi, không xảy ra biến dạng,hư hỏng bất thường của các cơ cấu của thang máy.

– Thử bộ hãm bảo hiểm cabin

5.1.3. Thử cứu hộ thang máy

Trên đây là quy trình kiểm định thang máy giúp quý vị và các bạn biết rõ các bước của quá trình kiểm định chất lượng thang máy nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành.Kính chúc quý khách hàng lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho ngôi nhà của mình.

Tư vấn miễn phí
Chat ngay